Sàn gỗ ngoài trời đang là xu hướng thiết kế trong nhiều công trình hiện nay, tạo điểm nhấn xung quanh ngôi nhà của bạn. Khác với sàn gỗ trong nhà, phương pháp lát sàn gỗ ngoài trời phải lắp trên hệ thống khung xương. Tại sao phải gắn trên khung xương khi thi công sàn gỗ, sàn gỗ nhựa, ngoài trời và khung xương nên dùng loại nào? Trả lời câu hỏi này cũng khó như khi quyết định nên chọn sàn gỗ công nghiệp hay sàn gỗ tự nhiên ngoài trời.
Thứ nhất, sàn gỗ ngoài trời phải được gắn trên hệ thống khung xương để đảm bảo độ chịu lực và độ bền của sàn gỗ. Gắn trên khung xương giúp sàn gỗ tránh tiếp xúc với nền, với nền đất, tránh ẩm ướt, ngập úng thường xuyên nên tăng độ bền, giữ màu. Thứ hai là giúp bạn vệ sinh đáy một cách dễ dàng.
Các loại khung xương sàn gỗ ngoài trời
Hiện nay chủ yếu có 4 loại khung xương cho sàn gỗ ngoài trời:
Khung xương bằng gỗ
Khung gỗ lắp ngoài trời gồm 2 loại phổ biến là khung gỗ Thông Dầu (thông đỏ) hoặc gỗ Teak Lào. Một số công trình sử dụng khung gỗ căm xe nhưng yêu cầu bạn phải cắt dày hơn vì căm xe không chịu được nắng mưa. Trước khi lắp khung gỗ, bạn nên bôi một lớp dầu bảo vệ lên các thành xương.
Ưu điểm: Chân gỗ thân thiện với môi trường, hài hòa với các loại gỗ và giá thành tương đối rẻ
Nhược điểm: Xương bị cong, ố hoặc mối mọt nếu không được xử lý
Đơn giá tham khảo: 250.000đ/m2 (đã bao gồm xương và lắp xương)
Khung xương inox 304
Đây là loại khung xương đắt nhất cho sàn gỗ ngoài trời nhưng cao cấp nhất và yên tâm sử dụng theo thời gian.
Ưu điểm: Bền bỉ, không han gỉ, không rỉ sét và dẻo dai
Nhược điểm: Giá thành cao, thi công khó (hàn khung xương và kết cấu gỗ khó)
Đơn giá tham khảo: 400.000đ/m2 (đã bao gồm xương và ngàm inox 304 10 x 30mm)
Khung sắt hộp mạ kẽm
Đây là loại khung rẻ nhất trong các loại khung sàn gỗ, tuy nhiên để an toàn bạn nên hàn vào móng thay vì đặt bằng ly, vít.
Ưu điểm: Giá rẻ, ổn định, dễ thi công
Nhược điểm: Gỉ sét, bị mục theo thời gian
Đơn giá tham khảo: 200.000đ/m2 (đã bao gồm xương và lắp chân sắt hộp mã kẽm 30 x 30mm)
Khung xương bằng composite
Khung xương composite được làm từ hỗn hợp bột gỗ, bột nhựa, keo và chất kết dính như cấu tạo của sàn gỗ nhựa ngoài trời WPC. Quy cách xương composite đa dạng như 12 x 70 x 2200 mm hoặc 30 x 30 x 2200 mm.
Ưu điểm: Dễ cài đặt
Nhược điểm: Dễ gãy, nứt hoặc oxi hóa theo thời gian, ốc vít không bám chặt.
Đơn giá tham khảo: 200.000đ/m2 (đã bao gồm xương và công lắp đặt xương)
Vì sao cần khung xương khi làm sàn gỗ ngoài trời?
Lắp đặt sàn gỗ ngoài trời trên hệ thống khung xương là một bước quan trọng để đảm bảo sự ổn định và độ bền của sàn. Khung xương có tác dụng tạo độ phẳng, vững chắc cho bề mặt sàn gỗ và ngăn sự tiếp xúc trực tiếp giữa sàn với mặt đất. Điều này rất quan trọng vì khi sàn gỗ công nghiệp tiếp xúc trực tiếp với mặt đất sẽ bị ẩm ướt dễ hút nước làm giảm độ bền của sàn và ảnh hưởng đến màu sắc của sàn.
Về khung xương, có nhiều loại khung xương để lắp đặt sàn gỗ ngoài trời khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện thời tiết cũng như kinh phí của gia chủ. Ví dụ, khung xương bằng thép không gỉ hoặc nhôm có thể được sử dụng để đảm bảo độ bền và khả năng chống chịu thời tiết. Ngoài ra, khung xương cũng có thể được làm bằng gỗ nhựa composite, tuy nhiên độ bền của chúng có thể không bằng inox.
Nhìn chung, lắp đặt sàn gỗ ngoài trời trên hệ khung xương là một giải pháp tốt để tăng độ bền và ổn định cho sàn, đồng thời giúp việc vệ sinh và bảo trì dễ dàng hơn. Việc lựa chọn loại khung xương phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ mục đích sử dụng cho đến điều kiện thời tiết cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo độ ổn định và độ bền của sàn.
Lời kết
Việc lựa chọn loại khung nào phụ thuộc vào vị trí lắp đặt, tiềm lực tài chính và tính thẩm mỹ của bạn. Việc lựa chọn khung xương cũng sẽ quyết định độ bền của công trình sàn gỗ tự nhiên ngoài trời hay sàn nhựa ngoài trời. Với kinh nghiệm của chúng tôi, Hobiwood khuyên bạn chỉ nên sử dụng 03 loại xương ưu tiên: Khung inox 304, khung sắt hộp mạ kẽm và khung gỗ.